Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Không chỉ viết cho người ở lại



Các bạn thân mến!

Hẳn các bạn còn nhớ cảm xúc của tôi vào ngày 15-7-2014, cái ngày mà anh Đinh Đức Lập chính thức bị mất chức Tổng biên tập, buộc phải ra khỏi báo Đại Đoàn Kết. Tôi mở bàn phím máy tính và chỉ “Viết cho người ở lại”. Bởi, như trong bài tôi nói, “những gì cần viết cho anh, tôi đã viết. Giờ anh đã ngã ngựa, thiết nghĩ cũng không cần phải thêm lời, vì anh chẳng phải là người cứng cỏi lắm sao?”.  Ấy là lúc tôi muốn dành thời gian cho những người ở lại dưới mái nhà chung Đại Đoàn Kết này. Nhưng, rất tiếc là tất cả mọi người đã bỏ ngoài tai những lời miễn phí ấy.

Chiều 1-10-2015, sau khi nghe tuyên án vụ kiện của nhà báo Bùi Hữu Phước, tức Hữu Nguyên yêu cầu báo Đại Đoàn Kết huỷ quyết định kỷ luật buộc thôi việc một cách sai trái, trả lại danh dự và mọi quyền lợi hợp pháp cho mình, về đến cơ quan, Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh mời tôi lên phòng anh uống nước hỏi tôi về kết quả phiên toà. Trong tâm trạng bời bời, tôi nói: “Anh Hữu Nguyên đã thắng. Tôi đã chúc mừng anh ấy, nhưng không thể vui chút nào. Tại phiên toà này, bất luận ai thắng kiện, tôi cũng đều buồn. Tôi buồn vì chính anh đã không nghe tôi. Anh có nhớ, khi anh được bổ nhiệm lại chức Phó TBT, lại được MTTQ VN tin dùng là người phụ trách báo Đại Đoàn Kết, tôi đã khuyên anh như thế nào không? “Hãy ra ngay quyết định phục hồi vô điều kiện quyền lợi hợp pháp của các nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, Hữu Nguyên, Nguyễn Mạnh Thắng - những người đã từng bị BBT (cũ), trong đó có anh, đuổi việc vô lối, vô nhân đạo”. Tôi đã khuyên anh như thế trong bài Viết cho người ở lại. Nhưng, rất tiếc là anh đã bỏ ngoài tai những lời nói miễn phí của tôi và không vượt qua được chính mình để trở thành con người không bảo thủ...".

Tôi buồn còn vì hầu hết những người khác đã cùng anh và BBT trong cơ quan gây hoạ cho các nhà báo nói trên cũng bỏ ngoài tai những lời miễn phí kia của tôi. Họ không những không “tự vấn lương tâm mà tự xử” mà còn “không thèm quan tâm đến các vụ án này, kể cả trong những cuộc giao ban cơ quan”, như chính một lãnh đạo ban nói với tôi ngay sau khi Toà tuyên xử nhà báo Đăng Thị Kim Ngân thắng kiện.

Tôi buồn vì sự “thương xót" nửa vời của nhà báo, nhà thơ, đương kim Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết hiện nay - anh Hồng Thanh Quang, đối với các nhà báo ấy. Anh Quang hoàn toàn có thể làm được tất cả để chúng ta có thể tránh được 3 vụ án nói trên mà vẫn có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề, mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan một cách tốt đẹp. Điều này, tôi biết, anh đã được một luật sư rất giỏi và tâm huyết (chứ không phải các luật sư mà anh và cơ quan thuê đâu) tư vấn. Nhưng, rất tiếc...

Tại phiên toà xử vụ kiện của chị Ngân, LS Chu Đông, người được báo Đại Đoàn Kết uỷ quyền đại diện hợp pháp cho cơ quan tại phiên toà “than” với HĐXX rằng: “Nhà báo Ngân đã nuốt lời, không chịu rút đơn kiện này sau khi được TBT Hồng Thanh Quang tiếp nhận trở lại làm việc”. Vị luật sư này còn võ đoán: “Có lẽ vì anh Quang là nhà thơ, nên anh ấy dễ tin người...”.

Láo toét! Ai đã cam kết cái gì với ai trong vụ này, thưa LS Chu Đông? Phó Tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh chiều 1-10-2015 khẳng định với tôi, rằng, Đã từng một cuộc họp, cuộc họp duy nhất của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết bàn giải quyết 3 vụ kiện này. Tại đây, sau khi sco người đề xuất yêu cầu các nhà báo nói trên phải àm cam kết rút đơn kiện cơ quan mới nhận họ lại làm việc nhưng những ý kiến này đã bị chính Tổng biên tập Hồng Thanh Quang đã gạt phắt đi rồi cơ mà. Thế thì cơ sở nào mà LS Chu Đông trách cứ các vị kia đây?

Cuối cùng, tôi cũng buồn thay, vẫn buồn thay cho anh Đinh Đức Lập vì anh cũng đã từng bỏ ngoài tai những lời khuyên miễn phí của tôi hồi ông còn đương nhiệm, một cách “thượng phong”. Tôi rất tiếc...!

Để thay lời kết thúc bài viết này, tôi xin trích dẫn lại toàn văn bài “Viết cho người ở lại” ngày ấy của tôi...


“Ngày 15-7-2014
Viết cho người ở lại

Những gì cần viết cho anh, tôi đã viết. Giờ anh đã ngã ngựa, thiết nghĩ cũng không cần phải thêm lời, vì anh chẳng phải là người cứng cỏi lắm sao? Giờ là lúc tôi cần dành thời gian cho những người ở lại dưới mái nhà Đại Đoàn Kết này.
Trước hết, chúc mừng anh Nguyễn Quốc Khánh được bổ nhiệm lại chức Phó TBT, lại được MTTQ VN tin dùng là người phụ trách báo ta. Mừng là mừng mà tôi cũng lo cho anh. Lo làm sao anh thu phục được nhân tâm mà chèo lái con thuyền đang chòng chành vượt qua cơn gió bão để cập bến giàu sang phú quý. Lo lắm! Vì vậy, tôi chỉ mong anh ngay từ phút đầu hãy làm một việc như sau:

Anh hãy ra ngay quyết định phục hồi vô điều kiện quyền lợi hợp pháp của các nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, Hữu Nguyên, Nguyễn Mạnh Thắng - những người đã từng bị BBT (cũ) trong đó có anh đuổi việc vô lối, vô nhân đạo. Việc này quan trọng nhất nên tôi mới đưa lên hàng đầu. Mong anh hiểu và nghe tôi kẻo lại đi theo vết xe đổ của người khác.Tất cả những ai có "thành tích" liên quan đến việc "đánh" 3 nhà báo này hãy tự vấn lương tâm mà tự xử. Có hai cách tự xử: Thứ nhất xin lỗi công khai họ, ngõ hầu mong sẽ nhận được khoan hồng của họ cũng như của pháp luật. Thứ hai, hãy tự giác mà cút khỏi báo Đại Đoàn Kết đi, đừng để ai phải bẩn tay hót các vị.
Tôi yêu thương tất cả các vị, nhưng tôi không chấp nhận các bạn khi ba nhà báo kia bị đánh, khi BBT báo Đại Đoàn Kết lộng quyền và lạm quyền làm bậy quá nhiều thứ dẫn đến bị kịch hôm nay anh Lập phải ra đi, hầu như chỉ có tôi, anh Lê Tự, anh Bá Tân, Anh Hoan (Họa sĩ trình bày báo) là dám công khai quan tâm bênh vực các anh, chị này. Các vị có thể cũng bênh vực họ không công khai bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tôi biết, hình như điều đó đã trở thành không tưởng. Tôi ghê tởm các vị nhưng cũng rất hiểu, các vị cũng chỉ là những con người, số đông bảo thủ "đấu tranh tránh đâu", hay nói như một người còn khá trẻ: "Ôi giời! Ai về thay ông ấy mà chả thế. Thà ông ấy làm tiếp có khi còn hơn"... Và vì thế, tôi thực sự THƯƠNG HẠI CÁC VỊ!

Đôi lời với ông Vũ Trọng Kim, đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ VN, người đã bao nhiêu năm nay đồng lõa, bao che cho anh Lập. Tôi cũng ghê tởm ông, ông Kim ạ. Trong đời tôi chưa bao giờ gặp một người khốn nạn, bẩn thỉu và trơ trẽn như ông. Tôi nghĩ, ông cũng nên từ chức đi, càng sớm càng tốt, đừng để các nhà báo từng vì ông mất nghiệp tiếp tục ra tay "đánh" ông nữa. Ông nhé!"

 Trần Ngọc Kha
Top of Form

Bottom of Form


Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Nhà báo kiện tòa soạn đòi trong sạch lý lịch nghề nghiệp

“Tôi buộc lòng phải tiếp tục vụ kiện để nhờ tòa án phán quyết hủy bỏ quyết định này theo pháp luật, trả lại danh dự và sự trong sạch trong lý lịch nghề nghiệp của mình, chứ không phải vì tiền”, Nhà báo Phước tâm sự.
Hơn 2 năm trước, ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết (ĐĐK) ký quyết định sa thải phóng viên ông Bùi Hữu Phước (nguyên phó trưởng văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại TP Hồ Chí Minh) vô căn cứ. Ông Phước sau đó đã làm đơn khởi kiện và mới đây, TAND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Hữu Phước. Theo đó, tòa tuyên bố quyết định kỷ luật số 45/2013 do ông Đinh Đức Lập (tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết lúc đó) ký với hình thức buộc thôi việc với ông Phước là trái pháp luật.
Nhà báo Bùi Hữu Phước trao đổi với PV Infonet
PV Infonet, có cuộc trao đổi với Nhà báo Bùi Hữu Phước (bí danh Hữu Nguyên) để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ông Bùi Hữu Phước cho biết: “Tôi kiện báo Đại Đoàn Kết vì phải tuân theo quy định của pháp luật. Chứ thực lòng tôi chỉ muốn kiện ông Đinh Đức Lập, người đã tổ chức trù dập tôi và hai đồng nghiệp khác (Đặng Thị Kim Ngân và Nguyễn Mạnh Thắng) bằng rất nhiều hình thức khi chúng tôi có đơn tố cáo nhiều hành vi sai phạm liên quan tới trách nhiệm công vụ khi ông Lập đang còn là tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết. Đỉnh điểm các hành vi trù dập của ông Đinh Đức Lập là Quyết định số 45 ngày 26/6/2013 do chính ông ký buộc thôi việc tôi một cách vô căn cứ, trái pháp luật.
Ngay khi đó, tôi đã có đơn khiếu nại gởi tới Ban biên tập báo, lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban chấp hành Công đoàn Ban công tác phía Nam của MTTQ Việt Nam nơi tôi đang sinh hoạt với tư cách công đoàn viên (Vì tôi làm việc tại Ban Đại diện TPHCM của báo). Duy nhất chỉ có BCH Công đoàn Ban công tác phía Nam có công văn trả lời và gởi tới ông Đinh Đức Lập chỉ ra nhiều điểm vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý kỷ luật tôi của báo Đại Đoàn Kết. Đồng thời BCH Công đoàn Ban công tác phía Nam cũng đề nghị tổng biên tập báo xem xét lại việc kỷ luật tôi vô căn cứ.
Báo Đại Đoàn Kết mà đứng đầu là ông Đinh Đức Lập khi đó đã không hề có động thái gì để xem xét lại quyết định nói trên. Nhận thấy không thể hy vọng hay chờ đợi thêm gì ở báo, tôi buộc lòng phải kiện báo ra Tòa án để yêu cầu xét xử vụ việc theo quy định của pháp luật.

Ba nhà báo kiện báo Đại Đoàn Kết chụp ảnh cùng nhau.
Nhà báo Bùi Hữu Phước chia sẻ: “Việc tố cáo ông Đinh Đức Lập là thực hiện quyền công dân theo đúng quy định của luật pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi còn nghĩ tới trách nhiệm của người làm báo trong bối cảnh từ trung ương, tới địa phương các cấp Đảng, Nhà nước và MTTQ đang ra sức động viên, kêu gọi mọi người tham gia, chung tay đấu tranh các biểu hiện tiêu cực đối với người có chức có quyền.
Việc này các đồng nghiệp là những nhà báo chắc biết rất rõ. Báo chí chúng ta đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong xã hội nói chung nhưng thông thường ít người trực diện đấu tranh với cái xấu tại chính nơi mình đang làm việc. Đặc biệt là đấu tranh với chính những người đang là cấp trên trực tiếp, có quyền sinh quyền sát với bản thân mình. Chính vì hiểu rõ sự khó khăn của những người đấu tranh trong thế yếu mà các nhà làm luật về tố cáo, về phòng chống tham nhũng đã rất cẩn thận đề ra nhiều quy định cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ người đấu tranh, tố cáo.
Bản thân tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường làm báo lành mạnh, công bằng, dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tôi chẳng có động cơ nào khác là mong muốn có mặt trong một cơ quan báo chí có môi trường tốt đẹp như thế để được làm việc hết sức mình và được đối xử tôn trọng, bình đẳng”.
Tuy nhiên, ông Phước cũng thẳng thắn nói: “Tôi chỉ muốn vụ việc của tôi được xem xét một cách khách quan, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong quá trình và cả sau khi ra quyết định buộc thôi việc tôi, tổng biên tập Đinh Đức Lập và nhóm lợi ích xung quanh ông ta đã tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc đối với tôi. Cách họ xử lý kỷ luật tôi chẳng khác nào một cuộc “đấu tố”. Những người tốt có ý kiến khác họ cũng chẳng có cơ hội nói ra hoặc không dám nói ra vì sợ và muốn yên thân.
Tôi biết nguyên tắc của Tòa án là xét xử độc lập, tuân theo pháp luật. Vì thế tôi hy vọng những điều sai trái mà Quyết định 45  cố tình gán ghép, chụp mũ cho tôi sẽ phải bị vạch trần trước ánh sáng công lý.
Khi những giá trị đúng đắn được pháp luật bảo vệ sẽ góp phần hạn chế cái xấu phát triển. Những kẻ lạm dụng quyền lực bất chấp pháp luật chà đạp người khác sẽ phải biết sợ và chùng tay lại. Tin cậy vào “thần linh pháp quyển”, sống và làm việc theo pháp luật chính là quan điểm nhất quán của tôi trong vụ kiện này và cả trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày”.
Luật sư Phạm Quốc Bình (ngoài cùng) bên phải bảo vệ quyền lợi cho Nhà báo Hữu Phước.
“Đơn giản vì yêu cầu tối thiểu của tôi vẫn chưa được giải quyết. Đó là báo phải hủy bỏ, thu hồi hoặc bằng cách gì đó vô hiệu hóa Quyết định 45 do ông Đinh Đức Lập ký. Báo đã chỉ mời tôi làm việc lại với một quyết định hoàn toàn mới chẳng có liên quan hay đề cập gì tới việc phải xử lý dứt điểm quyết định buộc thôi việc tôi một cách vô căn cứ trước đây.
Tôi nhiều lần phát biểu quan điểm của mình trong các cuộc gặp lãnh đạo mới của báo,  rằng tôi ghi nhận thiện chí của ban lãnh đạo mới và cũng không hề muốn gây khó khăn cho báo nên sẵn sàng không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào về quyền lợi vật chất đã mất do Quyết định 45 thời ông Đinh Đức Lập gây ra. Nhưng yêu cầu cuối cùng mà tôi không thể nhượng bộ là nhất định phải hủy bỏ quyết định trái pháp luật này thì tôi mới rút lại vụ kiện.
Tôi nhận thấy lãnh đạo MTTQ Việt Nam cũng rất có thiện chí tạo điều kiện cho báo xử lý trong nội bộ bằng thương lượng với chúng tôi một cách thỏa đáng để các bên không phải ra tòa nữa. Thế nhưng tôi không hiểu vì sao báo lại không thể rút lại quyết định 45 mà giờ đây Tòa án đã tuyên bố là quyết định oan sai, vi phạm pháp luật buộc báo phải hủy bỏ.
Quyết định 45 về bản chất là một quyết định trái pháp luật nhưng nếu chưa có cơ quan thẩm quyền nào hủy bỏ nó thì tôi vẫn phải mang cái án kỷ luật bị buộc thôi việc một cách oan ức. Do vậy, tôi buộc lòng phải tiếp tục vụ kiện để nhờ tòa án phán quyết hủy bỏ quyết định này theo pháp luật, trả lại danh dự và sự trong sạch trong lý lịch nghề nghiệp của mình, chứ không phải vì tiền”, Nhà báo Phước tâm sự.
Tiến Dũng
(Nguồn: Infornet
http://infonet.vn/nha-bao-kien-toa-soan-doi-trong-sach-ly-lich-nghe-nghiep-post177522.info)

Mưa đêm


Lại nhớ tiếng giọt ranh của mẹ. 
Nhớ tiếng tong tong nước mưa giột xuống tứ tung khiến mẹ phải hứng bằng đủ mọi thứ xong, chậu. Vậy mà cứ mỗi khi mưa là nhà vẫn lênh láng nước. 
Nhớ cả những ngày nắng, nhìn thấy được cả trời từ chiếc giường của mẹ, thấy những tia nắng xiên khoai dọi qua chỗ thủng ấy của mái nhà, di chuyển khắp nơi trong chuỗi ngày đằng đẵng. 
Nhớ tiếng ễnh ương trong cái ao đầy ắp nước vườn nhà nao lòng mỗi khi vắng mẹ.
Mưa! 
Hàng rào ký ước cứ thế tuôn rơi, bao bọc thân tôi chốc lát mát mẻ làm sao, cũng buồn làm sao...

Thở dài...

"Con đường chiều không có lá me bay/Nên ngọn gió chẳng có gì để gió...". 

Hình như mình đã đọc cho em nghe mấy câu thơ này trên con đường đất đá răm, giống con đường dẫn đến nhà em, có ai đó ví đi êm như rải thảm. 

Con đường này cũng tộc ngộc những cây xà cừ, giống đường đến nhà em mà ai từng ghép vần thành vườn hoa muôn sắc. Hình như... 

Sao anh chẳng nhớ chính xác cái gì nữa. 

Cứ mang máng như là em chưa bao giờ thôi cười với anh, chưa bao giờ thôi đáp lại cái nhìn của anh và chưa bao giờ từ chối khúc quanh nào có anh. 

Mà cái mùa thu ấy sao nó dài đến vậy? 

Không thể ví nó dài như cái nhìn của em chơi vơi khuất dần sau cách cửa. 

Càng không thể ví nó dài như ngọn gió vô tình thổi ngược lại phía em, từ miền ký ức. 

Chỉ có thể ví nó như cái trở mình của thời trai trẻ, cái thở dài của thời hoa niên...